[Sức Khỏe] Hơn 80% người chạy bị chấn thương, chấn thương đầu gối chiếm đa số

Sang Nguyen
Đăng ngày 26/04/2020
1,694 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Chấn thương luôn là nỗi ám ảnh của người chạy bộ. Một khi bị thương, bạn phải ngừng tập luyện, nghỉ ngơi, chữa lành, phục hồi vv dẫn đến trì trệ quá trình huấn luyện. Vị trí bị chấn thương khi chạy nhiều nhất là đầu gối, chiếm 46%, tiếp theo là mắt cá chân (26%), ngón chân (24%), lòng bàn chân (21%) và bắp chân (19%). Những vị trí này cũng là những bộ phận thường xuyên bị thương nhất của người chạy kể từ lần khảo sát đầu tiên vào năm 2014.


Hơn 80% vận động viên nam và nữ đều bị thương 

Có sự khác biệt nào về chấn thương giữa vận động viên nam và nữ không? Theo phân tích chéo về "giới tính" và "chấn thương", kết quả dường như không khác nhau nhiều, bất kể nam hay nữ đều có tỉ lệ chấn thương 80% trở lên.

Dựa trên phân tích chéo của tham số "tuổi chạy" và "chấn thương", ngoại trừ tỷ lệ chấn thương của người chạy dưới một năm thấp hơn 70%, tỷ lệ thương tật liên quan đến tuổi khác ở đều trên 80%.

Đối với phân tích chéo về "khối lượng chạy" và "chấn thương", ngoại trừ quãng đường chạy hàng tuần dưới 10 km có tỷ bị thương tật là 74%, tỷ lệ chấn thương của các quãng đường còn lại đều trên 80%.

Từ những phân tích chéo ở trên, có vẻ như chấn thương thực sự rất phổ biến ở những người chạy bộ.


Tỉ lệ chấn thương nhiều nhất ở đầu gối

Dựa trên số liệu thống kê của Running Biji, bác sĩ Hou Zhongbao từ khoa Phục hồi chức năng tại Đài Bắc cho biết: ngoài cấu trúc phức tạp, đầu gối rất dễ bị ảnh hưởng bởi các khớp khác. Vì vậy, đầu gối là một trong những bộ phận dễ bị chấn thương nhất

(Ảnh được cung cấp bởi bác sĩ Hou Zhongbao)

Bác sĩ Hou Zhongbao chia sẻ, chấn thương ở đầu gối kết hợp hai loại cấp tính và mãn tính. Người chạy bộ chủ yếu sẽ gặp chấn thương cấp tính, và thông thường đều có thể quay lại tập luyện sau khi điều trị.

Bác sĩ Hou Zhongbao cũng ví von rằng mắt cá chân là "một người không thích công khai". Vì khi dây chằng bị đứt, người chạy bộ cũng sẽ không cảm thấy đau. Nhiều người bị bong gân lặp đi lặp lại, dẫn đến mắt cá chân của họ không còn cảm thấy đau nữa. Lòng bàn chân cũng vậy, đây là một bộ phận không thích phô trương. Khi cơ bắp lòng bàn chân hay vòm bàn chân bị căng cứng, bàn chân cũng sẽ không đưa ra tín hiệu gì, về lâu dài cũng sẽ gây ra ảnh hưởng cho đầu gối.

(Ảnh được cung cấp bởi bác sĩ Hou Zhongbao)


Các chấn thương bắp chân cũng có thể được gây ra bởi những vấn đề ở bàn chân. Bác sĩ Hou Zhongbao cho biết, nếu vòm bàn chân quá cao (bàn chân lõm) có thể khiến lòng bàn chân và bắp chân bị căng chặt. Hội chứng bàn chân bẹt (sụp vòm bàn chân) có thể ảnh hưởng đễn đầu gối, dẫn đến gãy xương do mệt mỏi (stress fracture). Do đó người chạy bộ phải tìm ra được nguyên nhân căn bản mới có thể tìm cách giải quyết triệt để.


Tự chăm sóc sau chấn thương là phương pháp tốt nhất

Trong khảo sát “cách điều trị sau chấn thương”, có hơn 50% chọn “tự chăm sóc”, sau đó đến phương pháp đông y hay liệu pháp dân gian, và có 30% người tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu, 29% chọn đến các phòng khám Tây y, và có 11% chọn cách “không điều trị”.

Bác sĩ Hou Zhongbao cho biết, khi bị chấn thương nhẹ, mọi người có thể tự lên mạng tìm cách điều trị, hoặc hỏi kinh nghiệm từ bạn bè. Thông thường mọi người chỉ tìm đến bác sĩ khi gặp phải chấn thương nghiệm trọng, hoặc tự mình điều trị không có hiệu quả. Nhưng nếu chỉ đi khám bác sĩ mà không tìm ra nguyên nhân chủ chốt, thì cũng giống như trị ngọn nhưng không trị gốc.


Ba nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu: viên muối điện giải, gel năng lượng, BCAA:

Ngoài các vấn đề liên quan đến chấn thương, các số liệu từ khảo sát thực phẩm bổ sung khi thi đấu hoặc tập luyện cho thấy, ba sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là viên muối điện giải, gel năng lượng, BCAA. Tuy nhiên, cũng có 31% người lựa chọn phương pháp không sử dụng thêm thực phẩm bổ sung năng lượng.


[Nguồn bài viết: Running Biji]